Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động

Ngày 25/7, ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị hủy bỏ các quyết định khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba đối với 2 tập thể và 2 cá nhân ở tỉnh này.

Viện KSND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành cáo trạng truy tố Phạm Văn Cung, Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ phường 2, TP Vĩnh Long) cùng tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị can còn lại của vụ án là Lê Nguyên Khoa (36 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) hiện đã bỏ trốn và bị Công an tỉnh Vĩnh Long truy nã.

Theo cáo trạng, Phạm Văn Cung là tu sĩ tại chùa Phước Quang (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) từ năm 2005 và lấy pháp danh là Thích Phước Ngọc. Tháng 9/2008, Cung được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Phước Quang.

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 1

Trong quá trình làm việc tại chùa Phước Quang, Cung đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện có thật hoặc không có thật để tạo uy tín cho bản thân. Cung còn giới thiệu có quen với nhiều lãnh đạo cấp cao ở trung ương, làm các video về hoạt động từ thiện của chùa và trung tâm để đưa lên mạng xã hội nhằm quảng bá, tạo lòng tin cho nhiều người.

Cụ thể vào năm 2015, Cung dùng thủ đoạn như xây chùa, xây trung tâm cô nhi viện và tượng Phật, thậm chí là thuê công nhân bốc vác ở Lạng Sơn dùng số điện thoại nước ngoài thông báo cho phật tử rằng Cung bị thiếu nợ, bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc không cho về Việt Nam…

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 2

Bằng thủ đoạn trên, Cung đã lừa đảo của một nữ doanh nhân ngụ TP.HCM số tiền hơn 18,5 tỉ đồng. Khi bị phát giác, Cung hoàn trả một phần và chiếm đoạt của nạn nhân hơn 11,6 tỉ đồng.

Năm 2017, Cung tiếp tục dựng chuyện rằng mình và các trẻ mồ côi tại trung tâm cô nhi viện bị bắt cóc nhốt trên xe tải đòi tiền chuộc. Cung đã giao cho Khoa soạn tin nhắn, dựng hiện trường giả vụ bắt cóc gửi cho một nữ phật tử ở TP Hà Nội để lừa người này chuyển tiền vào tài khoản cho Cung, đồng thời mang tiền mặt đưa cho Khoa và tài xế của Cung tổng số tiền hơn 26 tỉ đồng.

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 3

Ngoài ra, Cung còn nổ mình là “mật vụ, tình báo của Chính phủ thường đi nước ngoài để hoạt động trong các lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm; có mối quan hệ quen biết nhiều quan chức cấp cao ở trung ương, Chính phủ, Bộ Ngoại giao” và hứa sẽ giúp một Việt kiều Anh về nước sống hợp pháp. Với thủ đoạn này, Cung đã lừa của một phụ nữ hơn 13 tỉ đồng.

Với vai trò chủ mưu và được sự giúp sức của Lê Nguyên Khoa và Nguyễn Tuấn Sĩ, Phạm Văn Cung đã lừa đảo trót lọt của 4 bị hại tổng số tiền gần 68 tỉ đồng. Số tiền lừa đảo Cung chia cho các đồng phạm, dùng trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 4

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 5

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước hủy bỏ quyết định khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Phạm Văn Cung, trước đây có pháp danh là đại đức Thích Phước Ngọc, do phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã bị tòa tuyên án chung thân.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đề nghị hủy bỏ quyết định khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì đối với ông Lê Đông Nhạc, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long, do sai phạm trong quá trình lãnh đạo điều hành từ năm 2012 đến quý I năm 2019 với hình thức kỷ luật cách chức.

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 6

Ngày 25/7, ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị hủy bỏ các quyết định khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba đối với 2 tập thể và 2 cá nhân ở tỉnh này.

Lý do tỉnh Vĩnh Long đề nghị hủy các quyết định khen thưởng là vì các tập thể, cá nhân nêu trên vướng nhiều sai phạm, vi phạm. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ.

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 7

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 8

Bị cáo Cung là người xuất thân từ đạo giáo, lẽ ra bị cáo phải tu dưỡng đạo đức, làm việc thiện, tránh việc ác, góp phần tuyên truyền, giáo dục người dân sống tốt đời đẹp đạo. Tuy nhiên, bị cáo lại lợi dụng lòng tin của bị hại để chiếm đoạt tài sản nên cần có mức án nghiêm khắc xử lý bị cáo để phòng ngừa, răn đe chung xã hội.

Về diễn biến mới của vụ việc, hiện nay, các nạn nhân Bùi Thanh Nhàn đang đề nghị giải quyết lấy 3 lô đất của Cung để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, nạn nhân Trần Thị Ánh Hồng bị lừa 7 tỷ, nạn nhân Nguyễn Ngọc Trường Sơn bị lừa 5 tỷ… đang kiến nghị được khắc phục trong giai đoạn 2 của vụ án.

Cựu trụ trì chùa Vĩnh Long chung thân vì lừa đảo 68 tỷ: Đề nghị hủy bỏ Huân chương lao động - Hình 9

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử Theo bà P., khi bị lừa số tiền lớn thì bà đã rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.

Sau gần 2 ngày xét xử, chiều 14/4, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tuyên bị cáo Phạm Văn Cung (40 tuổi, ngụ Vĩnh Long, pháp danh Thích Phước Ngọc, cựu trụ trì chùa Phước Quang, huyện Tam Bình) mức án tù chung thân. Nguyễn Tuấn Sĩ (54 tuổi, hành nghề xe ôm, cùng ngụ Vĩnh Long) 3 năm tù cùng về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hai bị cáo nói trên bị cáo buộc dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo của 4 người phụ nữ số tiền gần 68 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Cung là chủ mưu. Tại phiên xét xử, Cung từ chối luật sư bào chữa, đồng thời thừa nhận hành vi như cáo trạng cáo buộc. Bị cáo này cũng khai rằng do nợ nần nên thực hiện hành vi lừa đảo nhằm mục đích trả nợ cho các chủ nợ trước.

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử - Hình 1

Ngoài ra, Cung còn cho rằng dù mình là người tu hành nhưng vẫn “còn tố chất của người đời”, tự nhận mức án tử hình dù đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án chung thân.

Bà H.P (50 tuổi) – Giám đốc một công ty tại TP.HCM là nạn nhân bị Cung nhiều lần đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Năm 2015, tại chương trình “Vòng tay nhân ái” tổ chức ở TP HCM, Cung làm quen với bà P. nên mời bà về Vĩnh Long tham quan chùa Phước Quang và Trung tâm Suối nguồn tình thương.

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử - Hình 2

Cung nói dối với bà P. sau khi xây chùa Phước Quang, Trung tâm Cô nhi viện thì Cung còn thiếu nợ 6,5 tỉ đồng vì trước đây các Phật tử hứa giúp cho tiền xây dựng nhưng cuối cùng không có. Tin thật, bà P. cho Cung mượn 700 triệu đồng.

Sau đó, Cung nhờ một số người bốc vác tại cửa khẩu Lạng Sơn đóng giả bọn bắt cóc, sử dụng sim số điện thoại Trung Quốc để gọi cho bà P., dọa nạt lớn tiếng yêu cầu trong một tuần phải chuyển tiền, nếu không Cung không được trở về Việt Nam. Bà P. yêu cầu được nói chuyện với Cung thì bọn chúng đưa điện thoại cho Cung.

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử - Hình 3

Cung giả nói với giọng rất hoảng hốt, run sợ để bà P. tin việc bắt cóc là thật nên bà P. tin và chuyển hơn 5,7 tỉ đồng cho bọn bắt cóc để cứu Cung. Khi nhận được tiền của bà P., Cung chi cho những người đóng giả bọn bắt cóc 5 triệu đồng.

Để tiếp tục lấy tiền của bà P., Cung dùng sim số điện thoại của Trung Quốc nhắn tin cho bà P., nội dung là Cung nợ 7 tỉ đồng và đã bỏ trốn sang Trung Quốc, không dám về Việt Nam. Bà P. tin là thật nên chuyển thêm hơn 7 tỉ đồng để giúp Cung. Liên tục sau đó, Cung nối dối rằng mình bị bệnh và còn thiếu nợ 4,5 tỉ đồng…

Tổng cộng số tiền mà Cung chiếm đoạt của P. là gần 18,6 tỉ đồng, Cung đã trả lại bà P. gần 7 tỉ đồng. Như vậy, số tiền mà Cung chiếm đoạt của bà P. là hơn 11,6 tỉ đồng.

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử - Hình 4

Theo bà P., khi bị lừa số tiền lớn thì bà đã rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhà bị ngân hàng phát mãi, bà P. từng có suy nghĩ muốn tìm đến cái chết. “Tôi có tấm lòng thiện nguyện, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn nhưng không ngờ bị lừa đảo” – người phụ nữ này nói tại toà.

Quá trình xét xử, bị cáo Cung còn thừa nhận việc làm quen với nhiều phụ nữ nhằm có tiền tiêu xài cá nhân. Để các bị hại chuyển tiền thì bị cáo dựng chuyện bị bắt cóc, tự tử…

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử - Hình 5

Ngoài ra, bị cáo này còn thừa nhận danh sách tại Trung tâm Cô nhi viện Suối nguồn tình thương là hơn 100 trẻ cơ nhỡ nhưng chỉ nuôi thực tế hơn 50 em. Mỗi lần có đoàn từ thiện đến thăm, Cung cho trẻ em nghèo bên ngoài vào, mặc đồng phục trung tâm để các nhà hảo tâm thương cảm, cho tiền…

Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Cung có tình tiết tăng nặng do phạm tội nhiều lần, còn giảm nhẹ là thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, người thân có nộp một phần tiền khắc phục. Còn bị cáo Sĩ đã thành khẩn khai báo, đã khắc phục hậu quả và có vai trò đồng phạm nhưng không đáng kể nên được xem xét giảm nhẹ.

Nữ giám đốc bị cựu trụ trì chùa Vĩnh Long lừa đảo hơn 11 tỷ từng suýt tự tử - Hình 6

Trừ các khoản tiền đã khắc phục, bị cáo Cung có trách nhiệm trả lại cho 4 bị hại hơn 60 tỉ đồng. Cơ quan tố tụng đã kê biên một số tài sản của bị cáo Cung để thực hiện việc khắc phục hậu quả.

 

Xem nhiều